OEM và ODM chắc có lẽ có rất nhiều người đã từng nghe tới trong ngành sản xuất công nghiệp.Vậy OEM là gì và ODM là như thế nào? khái niệm cũng như các đặc điểm là gì? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và tìm kiếm hiện nay mà qua bài viết sau đây dangkykinhdoanhdanang xin giải thích đầy đủ và chi tiết nhất
Nội Dung Bài Viêt
Tìm hiểu OEM và ODM là gì
1/ OEM là gì
OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc)
OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Bằng công nghệ, nhà sản xuất B sẽ tiến hành tạo ra thương hiệu của chính mình mà không cần đến sự giúp đỡ của nhà sản xuất A trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Do đó, với OEM, các bạn có thể hoàn toàn chủ động trong công việc cũng như đưa ra những quyết định cho riêng mình.
2/ ODM là gì
ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing (tạm dịch: sản xuất “thiết kế” gốc).
ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.
Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.
3/ Sự khác nhau giữa OEM và ODM
Sau khi tìm hiểu được OEM là gì, bạn sẽ dễ dàng so sánh được sự khác nhau giữa OEM và ODM.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. Ngược lại, các công ty ODM hiện nay thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp. Do vậy, để có thể thu hút nguồn khách hàng lớn, ODM thường phải mua lại các nguyên mẫu từ công ty khác.
Các nguyên mẫu được ODM mua lại hoàn toàn này đôi khi sẽ được đăng lên website như các “sản phẩm thực” nên nó làm cho khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn.
Vì vậy, khi tìm hiểu OEM là gì và so sánh OEM với ODM, bạn sẽ thấy rằng nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không hề có bất kỳ hướng dẫn đặt mua nào thì khả năng lớn đó chính là ODM. Đây không những là điểm khác nhau mà còn là điểm đặc biệt, nổi bật của công ty ODM.
4/ OBM là gì
Ngoài hai khái niệm trên, trong sản xuất công nghiệp còn có khái niệm OBM- Original Brand Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thương hiệu gốc).
Đây là khái niệm để chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.
Xem thêm